THƯ NGỎ
Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Trà trân trọng gửi lời chào đến các học viên.
Thiền – một thuật ngữ không còn xa lạ với mọi người và tên gọi Thiền Trà chắc hẳn đã khiến bạn hiểu rằng đây là nơi đem đến một phương pháp dưỡng sinh giúp mọi người có được cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Cuộc sống giống như một đường đua, khi bạn cảm thấy mệt mỏi thì ngồi xuống nghỉ ngơi mang lại nhiều lợi ích hơn là liên tục lao về phía trước. Vì lẽ đó, Thiền định ngày càng trở thành lựa chọn của không chỉ người dân mà còn của nhiều lãnh đạo và các doanh nhân nổi tiếng trên thế giới như cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, nhà đồng sáng lập Apple Steve Jpbs, Tổng biên tập tờ The Huffington Post… đều là các “tín đồ trung thành” của Thiền định. Các công ty như Apple và Google cũng sớm nhận ra điều này và đã kết hợp Thiền định vào văn hóa doanh nghiệp để giảm căng thẳng, gia tăng năng suất làm việc của nhân viên.
Sự căng thẳng trong cuộc sống vẫn luôn tồn tại, do đó Thiền – dành thời gian suy nghĩ và sống chậm lại lắng nghe những tín hiệu cơ thể là điều kiện tiên quyết để có một sức khỏe tốt và thấu hiểu được sự vận hành của những mối quan hệ hiện tại, giúp con người gắn kết và nhìn thấy sâu hơn, rõ ràng hơn cảm xúc, suy nghĩ, hành động của mình, từ đó gặt hái nhiều thành công hơn trong cuộc sống.
Thiền – con đường nhanh nhất giúp con người nhận thức rõ ràng và yêu thương bản thân mình hơn. Bằng cách dành một khoảng thời gian đều đặn mỗi ngày đối diện với chính mình là một cơ hội tốt để bạn lấp đầy những cảm xúc đang bị thiếu hụt trong mình.
Việc hành Thiền mỗi ngày sẽ giúp bạn loại bỏ những cảm xúc tiêu cực như: thiếu tự tin, nghi ngờ, những nỗi sợ hãi sâu thẳm trong tâm hồn, thay vào đó là bản chất thực sự của bạn, đó là tình yêu, sự lương thiện và từ bi.
Thiền Dưỡng sinh Năng lượng Thiền Trà – một phương pháp thiền dành cho người Việt rất đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hành giúp bạn loại bỏ ra khỏi cơ thể để đón nhận nhựng năng lượng tốt lành của vũ trụ, từ đó nuôi dưỡng cơ thể, nuôi dượng nhân tâm.
Đến với ngôi nhà chung Thiền Trà là đến với sự bình an và hạnh phúc.
Trung tâm dưỡng sinh Thiền Trà kính chúc các học viên, bạn hữu gần xa và gia đình luôn mạnh khỏe, vạn sự như ý!
Giám đốc Công Ty Cổ Phần Phong Thủy Khâm Thiên
Thạc sĩ Dương Đạt
MỤC LỤC
THƯ NGỎ
Phần 1: Giới thiệu về trung tâm thiền Trà
1. Người sáng lập
2. Tôn chỉ, mục đích hoạt động của TTDS Thiền Trà
3. Mục tiêu của Trung tâm
4. Logo và ý nghĩa Thiền Trà
PHẦN 2: HỆ THỐNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN
1. Định nghĩa của Thiền
1.1. Thiền là gì?
1.2. Pháp Thiền dưỡng sinh năng lượng Thiền Trà
2. Tác dụng của thiền dưỡng sinh năng lượng
2.1. Vì sao nên thực hành Thiền hằng ngày?
2.2. Phương pháp thiền dưỡng sinh năng lượng Thiền Trà
3. Một số khái niệm cơ bản
3.1. Năng lượng vũ trụ
3.2. Năng lượng xấu
3.3. Hướng suy nghĩ vào bên trong cơ thể
3.4. Nụ cười nội tâm
3.5. Vô thức
3.6. Các trung tâm năng lượng
4. Thực hành pháp thiền của Thiền Trà
4.1. Các tư thế của ngồi thiền
4.2. Vị trí đặt lưỡi
4.3. Các bước ngồi thiền của Thiền Trà
4.4. Một số lưu ý cho người tập thiền
5. Các Bài Thiền Bổ Trợ
5.1. Thiền tự chữa bệnh
5.2. Thiền yêu thương
5.3. Thiền thư giản
5.4. Thiền tập cảm nhận quả cầu năng lượng
5.5. Thiền xin năng lượng cây
5.6. Thiền vòng tròn
6. Lời Kết
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM THIỀN TRÀ
Người sáng lập
Tôn chỉ, mục đích hoạt động của TTDS Thiền Trà
TTDS Thiền Trà không hoạt động vì mục đích chính trị, mê tín dị đoan.
Các hoạt động của TTDS Thiền Trà là các hoạt động thiện nguyện, nhân văn và phi lợi nhuận.
Mục tiêu của Trung tâm
Đưa Thiền đến gần gũi hơn nữa với cuộc sống đời thường và trở thành một hoạt động hàng ngày trong mỗi gia đình người Việt.
Đưa đến cho cộng đồng những lợi ích đặc biệt như:
Tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng
Chữa bệnh không dùng thuốc
Nâng cao tinh thần lạc quan, thái độ sống tích cực
Giúp cho cộng đồng hiểu được giá trị của Thiền với cuộc sống.
Logo và ý nghĩa Thiền Trà
PHẦN 2: HỆ THỐNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN
Định nghĩa của Thiền
Thiền là gì?
Thiền là sự tập trung, được xem là nghệ thuật thu hút tâm trí vào một vấn đề, một mục tiêu duy nhất để giữ cho tâm được tĩnh lặng. Sự tập trung này chính là không bị phân tâm và không để nhựng luồng suy nghĩ khác len lỏi vào tâm trí, phân biệt được việc gì cần làm, việc gì cần phải bỏ qua, nhờ đó mọi khó khăn của cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Hiểu một cách nôm na, Thiền là phương pháp được thư giãn, tĩnh tâm và cảm nhận được sâu sắc sự an lạc của tâm trí, hiểu rõ hơn ý nghĩa và sứ mệnh của cuộc đời mình.
Pháp Thiền dưỡng sinh năng lượng Thiền Trà
Là phương pháp tiếp nhận nguồn năng lượng từ vũ trụ đưa vào cơ thể, để khai thông các kinh mạch, huyệt lạc, những bế tắc bên trong cơ thể và lưu trữ nguồn năng lượng đó lại trong cơ thể, biến nó thành năng lượng nội thể để nôi dưỡng cơ thể và tu dưỡng nhân tâm.
Tác dụng của thiền dưỡng sinh năng lượng
Vì sao nên thực hành Thiền hằng ngày?
Cơ thể con người giống như một cỗ máy hoạt động liên tục ngày đêm, không ngừng nghỉ. Ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng đang cho cở thể nghỉ ngơi, thỉ bỗ não vẫn không ngừng suy nghĩ, vẫn miên man về đủ thứ xảy ra xung quanh cuộc sống của chúng ta. Và không một cỗ máy nào có thể hoạt động tốt khi ta không cho nó nghỉ ngơi.
Việc thiền định chính là phương pháp giúp cho não bộ của chúng ta được nghỉ ngơi hoàn toàn.
Pháp thiền dưỡng sinh năng lượng của Thiền Trà giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ ra khỏi cơ thể những suy nghĩ tiêu cực, đả thông những bế tắc trong cơ thể, giúp cơ thể đón nhận những năng lượng tốt lành của vũ trụ để khỏe mạnh hơn, tốt lành hơn, đẩy lùi bệnh tật.
Phương pháp thiền dưỡng sinh năng lượng Thiền Trà
Trên thế giới có rất nhiều trường phái thiền khác nhau, mỗi trường phái đều có một hệ thống lý thuyết riêng biệt và đều hướng con người đến những điều thiện, tạo cho mọi người một sức khỏe ổn định, đẩy lùi bệnh tật, thân tâm an lạc.
Việc so sánh hay đánh giá bất kỳ một pháp thiền nào đều là không tránh khỏi định kiến và thiển cận. Thay vì cố gắng tìm một pháp thiền được cho là tốt nhất, bạn hãy tìm cho mình một pháp thiền phù hợp bản thân nhất.
Hiểu được bản chất của thiền và những lợi ích mà việc thực hành thiền đem lại, trường phái Thiền Trà chỉ thiên về thiền dưỡng sinh, với nguyện vọng đem đến cho mọi người một phương pháp dưỡng sinh đơn giản, ngắn gọn dễ hiểu, dễ thực hành và bất kỳ ai cũng có thể tập luyện được; giúp cho mọi người được thanh tâm tịnh trí và từ đó tăng cường sức đề kháng trong cơ thể, hỗ trợ chữa bệnh mà không cần dùng đến thuốc.
Và cái đích cuối cùng mà Thiền Trà hướng tới sau khi chia sẻ pháp thiền này là mang đến cho các bạn một con người mới, khỏe mạnh, luôn vui vẻ, hạnh phúc, lạc quan yêu đời.
Có 3 điểm khác biệt chính trong lý thuyết Thiền Trà với các trường phái khác mà học viên cần lưu ý:
Chỉ tập trung vào cảm nhận một đối tượng duy nhất, đó là năng lượng vũ trụ. Không quán hơi thở, hay một đối tượng nào khác.
Không yêu cầu tư thế ngồi cố định.
Các trung tâm năng lượng (luân xa) số 5, 6, 7 chỉ tiếp nhận năng lượng tốt. Trong chương trình sơ cấp, chúng ta chỉ nhận năng lượng thông qua 3 trung tâm năng lượng này.
Một số khái niệm cơ bản
Năng lượng vũ trụ
Năng lượng vũ trụ có khắp nơi trong tự nhiên. Ở tầm vĩ mô thì năng lượng vũ trụ tạo nên sự liên kết giữa các dãi ngân hà, các hành tinh; còn vi mô là sự liên kết các tế bào trong cơ thể con người. Chính những liên kết này tạo nên sự cân bằng của vũ trụ và cơ thể con người (được ví như tiểu vũ trụ).
Năng lượng vụ 4 trụ là cội nguồn kích thích sự phát triển của tế bào và duy trì sự sống tại mọi sinh vật. Tất cả muôn loài vạn vật bao gồm con người đều cần đến năng lượng vũ trụ để duy trì chức năng sinh tồn của mình.
Cơ thể con người vốn là một bệnh viện hoàn hảo, với bộ gen được chọn lọc và hoàn thiện trong suốt hàng triệu năm tiến hóa. Khả năng miễn dịch và chống lại bệnh tật của cơ thể là phi thường. Tuy nhiên cuộc sống hiện đại đang dần khiến chúng ta đánh mất khả năng này. Con người ngày càng lạm dụng thuốc hơn, lười vận động hơn, ỷ lại vào nhiều phương tiện hỗ trợ hơn… dần dần khiến bộ gen “lãng quên” mất khả năng tự chữa bệnh tuyệt diệu vốn có.
Việc hấp thu nguồn năng lượng vũ trụ còn có một tác dụng rất lớn, đó là khơi dậy những khả năng tiềm ẩn trong bộ gen, qua đó giúp cơ thể tự chữa bệnh một cách hiệu quả nhất.
Năng lượng xấu
Nếu như Đông y cho rằng con người bị bệnh cho mất cân bằng âm dương trong cơ thể, thì trong lý giải của trường phái Thiền Trà: bệnh tật là do mất cân bằng năng lượng âm dương trong cơ thể.
Năng lượng xấu chính là nguyên nhân gây mất cân bằng âm dương bên trong cơ thể. Xét về nguồn gốc hình thánh thì năng lượng xấu được chia thành 2 dạng:
Năng lượng xấu phát sinh từ bên ngoài: do những độc tố cơ thể chúng ta hấp thụ từ các nguồn thực phẩm không sạch, từ môi trường độc hại, nguồn nước và không khí ô nhiễm…
Năng lượng xấu phát sinh từ bên trong: việc có quá nhiều áp lực từ tiền bạc, công việc, gia đình, các mối quan hệ xã hội… dẫn đến bộ não bị quá tải, làm chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, bế tắc và nặng nề hơn là hình thành nên những suy nghĩ tiêu cực. Những suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến nguồn năng lượng nội thể chuyển hóa thành năng lượng xấu.
Các dạng năng lượng xấu này tích tụ vào từng tế bào trong cơ thể, lâu dần sẽ cản trở sự lưu thông các kinh mạch, gây ra những bệnh rất khó chữa trị, đặc biệt là ung thư hoặc có trường hợp gây ra đột tử.
Hướng suy nghĩ vào bên trong cơ thể
Theo thói quen thông thường, suy nghĩ của chúng ta thường hướng ngoại, thường quan tâm đến các vấn đề xung quanh cuộc sống: gia đình, công việc, mối quan hệ xã hội, các nhu cầu của bản thân… nhưng chưa bao giờ chúng ta thực sự “lắng nghe cơ thể mình” đang ở trạng thái nào; chỉ khi cơ thể bị bệnh khiến chúng ta mệt mỏi, suy yếu hoặc không hoạt động bình thường được nữa thì ta mới chú ý đến nó.
Bất kỳ bệnh gí trước khi phát ra bên ngoài đều đã có một khoảng thời gian ủ bệnh nhất định. Khi chúng ta tĩnh tâm hơn, biết lắng nghe cơ thể của mình hơn thì chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện ra các vấn đề bất thường của cơ thể để chữa sớm trước khi bệnh trở nặng hơn và phát ra bên ngoài.
Trong pháp thiền của Thiền Trà, chúng ta sẽ luyện tập để thay đổi thói quen này; chúng ta sẽ buông bỏ tất cả các suy nghĩ hướng ngoại và chỉ tập trung vào một vấn đề duy nhất là cảm nhận cơ thể chúng ta thay đổi như thế nào khi có năng lượng vũ trụ tác động vào, đấy gọi là hướng suy nghĩ vào bên trong cơ thể.
Nụ cười nội tâm
Nụ cười nội tâm là cười từ bên trong tâm thức. Hãy cảm nhận những điều thiện lương, tốt đẹp, hạnh phúc, cảm nhận lòng từ bi bác ái và tình yêu thương vô hạn từ bên trong nội tâm của bạn, để cho chúng lan tỏa khắp cơ thể rồi rạng ngời lên khuôn mặt.
Nụ cười nội tâm lan tỏa sẽ giúp cho toàn bộ cơ bắp cũng như nội tạng được thả lỏng, tinh thần thư thái.
Khi thực hành thiền theo pháp thiền của Thiền Trà thì nụ cười nội tâm là một kỹ thuật quan trọng, giúp học viên đạt được sự thư giãn và giải phóng tâm trí nhanh hơn, đi vào trạng thái tĩnh tâm nhanh hơn và thiền định hiệu quả hơn.
Việc giữ nụ cười nội tâm ở mọi lúc mọi nơi sẽ giống như giữ một tấm chắn bảo vệ bạn, ngăn cản năng lượng xấu từ bên ngoài đi vào cơ thể.
Vô thức
Vô thức trong Thiền Trà là đưa tâm thức vào trạng thái tĩnh lặng, đồng nhất với không gian xung quanh nhưng vẫn làm chủ được thân và tâm, vẫn nhận biết và kiểm soát được các hoạt động cơ thể.
Các trung tâm năng lượng
Trung tâm năng lượng (còn được gọi là luân xa) là những cuộn xoáy tròn trong cơ thể, là khu vực giao thoa giữa năng lượng nội thể và năng lượng bên ngoài. Pháp thiền dưỡng sinh năng lượng Thiền Trà sẽ giúp cơ thể chúng ta hấp thụ năng lượng vũ trụ qua các trung tâm năng lượng để nuôi dưỡng thân và tâm.
Theo trường phái Thiền Trà thì con người có 7 luân xa chính:
Luân xa 1: nằm ở vùng dưới bộ phận sinh dục. Màu sắc đặc trưng là màu đỏ
Luân xa 2: nằm ở vùng rốn. Màu sắc đặc trưng là màu vàng
Luân xa 3: nằm ở vùng ức. Màu sắc đặc trưng là màu cam
Luân xa 4: năm ở vùng ngực. Màu sắc đặc trưng là màu xanh lá
Luân xa 5: nằm ở vùng cuống họng. Màu sắc đặc trưng là màu tím
Luân xa 6: nằm ở vùng trán. Màu sắc đặc trưng là màu xanh da trời
Luân xa 7: năm ở vùng đỉnh đầu (huyệt bách hội). Màu sắc đặc trưng là màu chàm
*Lưu ý: màu sắc luân xa theo trường phái Thiền Trà sẽ khác với màu sắc luân xa của một số tài liệu khác.
Thực hành pháp thiền của Thiền Trà
Các tư thế của ngồi thiền
Thiền Trà không bắt buộc phải ngồi theo một tư thế cố định, chỉ cần ngồi thoải mái là được, tuy nhiên cần ngồi thẳng lưng nhất có thể trong khả năng cho phép của cơ thể.
Gương mặt bình thản, miệng hơi mỉm cười để cho các cơ bắp trên gương mặt được giản ra. Điều này rất cần thiết cho hệ thần kinh.
Vị trí đặt lưỡi
Đặt lưỡi ở nướu chân răng cửa hàm trên, giúp hơi thở ra thông thoáng êm dịu, giảm tiết nước bọt, cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái, mặt khác trên răng cửa hàm trên có huyệt ấm đường để kết nối vòng năng lượng.
Các bước ngồi thiền của Thiền Trà
Phương pháp thiền dưỡng sinh năng lượng có 4 bước cơ bản:
Bước 1: định tâm
Bước 2: xả năng lượng xấu
Bước 3: thiền định
Bước 4: điều hòa năng lượng.
Bước 1 : Định tâm
Mục đích:
Đây là bước khởi động, chuẩn bị cho chúng ta một tâm thể sẵn sàng, loại bỏ các tạp niệm trước khi bước vào thiền định.
Phương pháp:
Tay chắp trước ngực tĩnh tâm (giúp khép kín tâm thức, tĩnh tâm hơn) nhắm mắt thả lỏng tĩnh tâm. Lưỡi để lên nướu răng cửa hàm trên. Từ từ đưa tay lên, hít một hơi thật sâu thật chậm; từ từ hít vào cho đến khi căng lồng ngực cũng là lúc 2 tay dang ngang thì hít thêm 1 hơi nữa rồi từ từ hạ lưỡi xuống thở ra bằng miệng thật chậm thật nhẹ.
Hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng. Cơ thể thả lỏng, trí não thả lỏng tay thu về vị trí ban đầu và lại tiếp tục chu kì thực hiện lặp đi lặp lại từ 5 tới 7 lần.
Khi hít vào thì ta cảm nhận như có một luồng thanh khí, một luông năng lượng tinh khiết đi sâu vào cơ thể, thở ra thì cảm nhận đẩy hết những lo lắng, mệt nhọc ra khỏi cơ thể. Cơ thể chỉ còn lại sự nhẹ nhàng và an lạc.
Bước 2: Xả năng lượng xấu
Mục đích:
Xã bỏ những năng lượng xâu đang có bên trong cơ thể, đẩy chúng ra bên ngoài để cơ thể ở trong tráng thái trống rỗng, trong sạch nhất, sẳn sàng tiếp nhận những nguồn năng lượng mới, tốt hơn trong quá trình thiền định (bước 3).
Phương pháp:
Ngồi thoải mái, lưng thẳng, 2 tay đặt trên 2 đầu gối, lòng bản tay mở ra hướng lên trên, nở nụ cười nội tâm. Mở mắt nhìn thẳng về phía trước, tập trung vào một điểm. Buông lỏng cơ thể, đầu óc thư giản.
Lưỡi để lên nứu răng cửa hàm trên, miệng đóng, hít vào bằng mũi thật chậm, thật nhẹ. Khi thở ra thì há miệng, lưỡi hạ xuống và thở ra từ từ bằng miệng; cảm nhận những năng lượng xấu bên trong cơ thể đang được đẩy ra bên ngoài qua 2 lòng bàn tay, 2 lòng bàn chân.
Lặp lại đều đặn chu kỳ hít – thở như vậy. Mỗi ngày tập luyện nhiều lần, ta sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau một thời gian tập luyện.
Thời gian xả năng lượng xấu thông thường từ 10 đến 15 phút.
Bước 3: Thiền định
Mục đích:
Tiếp nhận nguồn năng lượng từ vũ trụ vào bên trong cơ thể, đả thông các bế tắc bên trong cơ thể, cân bằng những vùng bị bệnh, phát triển tâm thức, khai mở năng lực của cơ thể.
Phương pháp:
Tay phải đặt lên tay trái, lòng bàn tay hướng lên trên, hai ngón cái chạm nhau. Ngồi thẳng lưng và thả lỏng toàn thân, thả lỏng hoàn toàn các cơ bắp, mắt nhắm, miệng đóng, lưỡi để lên nứu răng cửa hàm trên.
Hít thở nhẹ nhàng bằng mũi, hãy để hơi thở trở về trạng thái tự nhiên. Hướng suy nghĩ vào bên trong cơ thể và nở nụ cười nội tâm rạng ngời lên mặt.
Khi thiền chi tập trung vào một đối tượng duy nhất là năng lượng. Hãy cảm nhận từng sự thay đổi dù là nhỏ nhất trên cơ thể khi có năng lượng tác động vào. Việc tập trung cảm nhận năng lượng cũng sẽ giúp hơi thở dần trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên.
*Lưu ý: không quán tưởng hoặc tập trung suy nghĩ vào hơi thở: Thời gian bước này: 20-30 phút
Bước 4: Điều hòa năng lượng
Mục đích:
Hợp nhất nguồn năng lượng mới tiếp nhận từ vũ trụ với năng lượng nội thể, giúp nguồn năng lượng mới này sẽ được giữ lại trong cơ thể mà không bị mất đi.
Phương pháp:
Ngồi thoải mái, lưng thẳng, 2 tay đặt trên 2 đầu gối, lòng bàn tay mở ra hướng lên trên, mắt nhắm, lưỡi để trên nướu chân răng cửa hàm trw6n, miệng đóng, hít thở bằng mũi.
Cảm nhận trên lòng bàn tay phải xuất hiện quả cầu năng lượng dương, trên lòng bàn tay trái xuất hiện quả cầu năng lượng âm. Cảm nhận vòng xoay của năng lượng trên 2 lòng bàn tay.
Ra lệnh trong đầu: “điều hòa năng lượng bên trong cơ thể”. Cảm nhận hai quả cầu đen xen vào nhau, hòa quyện vào nhau, cân bằng, điều hòa năng lượng trong cơ thể rồi từ từ thu về luân xa 2.
Thời gian ngồi điều hòa năng lượng từ 10 -15 phút hoặc đến khi 2 bàn tay tự động co lại là kết thúc.
Một số lưu ý cho người tập thiền
Nên mặc quần áo bằng vải mềm, rộng rãi; tránh mặc đồ bó chặt khi luyện tập để cơ thể buông lỏng thoải mái, khí huyết lưu thông dễ dàng.
Hạn chế ăn uống các chất kích thích vì chất kích thích sẽ làm rối loạn nhịp tim, làm cho hơi thở nặng nhọc trở nên khó kiểm soát.
Không ăn quá nó hoặc quá đói khát lúc tập luyện vì sẽ làm ức chế tinh thần khi tập thiền.
Không sinh hoạt tình dục trước khi luyện tập để ổn định tinh – khí – thần.
Nếu có nhu cầu đại tiện, tiểu tiện cần giải quyết trước khi tập, để thái hết cặn bả, tránh nín nhịn làm ảnh hưởng đến kết quả tập luyện.
Chọn thời điểm thích hợp cho tập luyện để tâm trí không bị phân tâm và gò bó về công việc, thời gian.
Những nơi thoáng mát, không khí trong lành và yên tĩnh sẽ giúp cho việc luyện tập thuận lợi và đạt kết quả cao hơn.
Sau khi hành thiền không nên tắm nước lạnh, ăn uống quá no say hoặc sinh hoạt tình dục quá độ. Nếu phạm những điều trên thì huyệt sẽ bị ứ trệ, âm dương không giao hòa, làm cho cơ thể và tinh thần bị hao tán, các bệnh nguy hiểm sẽ phát sinh.
Không tự tìm cách mở luân xa. Học viên phải tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của giảng viên trong quá trình tập luyện. Việc nóng vội, tò mò, tự ý làm theo một số sách hoặc theo các thông tin trên mạng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho người tập luyện.
Các bạn có thể hành thiền vào bất cứ thời gian nào trong ngày sao cho phù hợp với lịch sunh hoạt của mình. Thời gian hành thiền tốt nhất trong ngày là các khung giờ sau:
5h – 7h; 11h – 13h; 17h – 19h; 23h – 1h vì đây là khoảng thời gian giao hòa giữa các buổi trong ngày, các trường năng lượng âm dương giao thoa với nhau nên mạnh hơn bình thường.
Một số hiện tượng thường gặp đối với người mới tập luyện:
Đầu, cơ thể xoay, lắc
Tay, chân và 1 số bộ phận trên cơ thể tê, đau, nhức, ngứa ngáy.
Người nghiêng trái, phải, cúi rạp phía trước, ngã rạp phía sau.
Tất cả những hiện tượng trên là do cơ thể của chúng ta đang bị bế tắc nên khi hành thiền, năng lượng đi vào khai thông các bế tắc bên trong cơ thể. Khi cơ thể được đả thông hoàn toàn thì tất cả những hiện tượng trên sẽ hết.
Các Bài Thiền Bổ Trợ
Thiền tự chữa bệnh
Mục đích:
Giúp loại bỏ các năng lượng xấu và cân bằng lại năng lượng âm dương bên trong cơ thể, loại trừ các vùng bệnh ra khỏi cơ thể.
Hướng dẫn:
Đưa cơ thể vào trạng thái thiền, thay vì hướng suy nghĩ vào toàn bộ cơ thể thì chỉ hướng cơ thể vào vùng bệnh trong cơ thể. Cảm nhận vùng bệnh bị đau, nhói lên khi có năng lượng tác động vào.
Sau đó cảm nhận năng lượng đang bao bọc lấy vùng bệnh, điều hòa năng lượng tại vùng bệnh; vùng bệnh sẽ được cân bằng, thu nhỏ dần và từ từ biến mất.
Thiền yêu thương
Mục đích:
Yêu thương là nền tảng, là mô liên kết Vũ trụ, là yếu tố tạo nên con người. Hãy quay về với bản thể yêu thương sẵn có thầm sâu trong đáy lòng mình, từ đó chữa lành mọi vết thương cho tâm hồn và thể chất. Hãy cho phép bản thân mình từng phút giây được tái sinh vào một cuộc đời mới.
Bài thiên yêu thương đánh thức năng lượng yêu thươn trong cở thể, giúp chúng ta tăng trưởng tình yêu thương từ bi bác ái giữa người với người, làm giảm những suy nghĩ tiêu cực, bi quan, sân hận, giúp chúng ta có một tâm hồn an lạc, hạnh phúc.
Hướng dẫn:
Đưa cơ thể vào trạng thái thiền, cảm nhận cơ thể đắm chìm trong nguồn năng lượng yêu thương đồng thời hướng nguồn năng lượng yêu thương lan tỏa đến bố mẹ, người thân, bạn bè để chính bạn và mọi người biết tha thứ cho bản thân và xóa bỏ đi mọi oán trách, hờn ghen, từ đó cuộc sống trở nên bình yên và an lạc.
Thiền thư giản
Mục đích:
Giúp chúng ta thư giãn sau một ngày mệt mỏi, giúp não bộ nghỉ ngơi, giảm căng thẳng, tăng năng lượng thiểu hụt, mang lại hạnh phúc, bình an cho tâm hồn.
Hướng dẫn:
Đưa cơ thể vào trạng thái thiền và tưởng tượng bạn đang đang ở trong một không gian tràn đầy năng lượng màu xanh thư giãn. Nguồn năng lượng màu xanh thư giãn đang bao trùm cơ thể bạn, đi vào cơ thể bạn, khiến cho bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái, cơ thể nhẹ nhàng, tâm an lạc.
Thiền tập cảm nhận quả cầu năng lượng
Mục đích:
Giúp chúng ta tập thiền ngay từ những buổi đầu có thể cảm nhận và nhận biết về năng lượng. Ngoài ra, cảm nhận quả cầu năng lượng còn giúp cảm nhận rõ ràng sự tăng trưởng năng lượng của bản thân sau một thời gian luyện tập thiền. Việc cảm nhận tốt bài tập này giúp học viên thực hành tốt các bài tập chữa bệnh khong dùng thuốc.
Hướng dẫn:
Hai tay để bằng vai, hai lòng bàn tay hướng vào nhau. Từ từ đưa năng lượng từ luân xa 2 lên luân xa 6 và phát ra ở hai lòng bàn tay. Thu ngắn dần khoảng cách giữa hai bàn tay cho đến khi cảm nhận được lực đẩy, hút lên bàn tay. Sau đó, cảm quả cầu năng lượng ở giữa hai bàn tay, cảm đường kính, độ co giãn, phóng to và thu nhỏ của quả cầu.
Thiền xin năng lượng cây
Mục đích:
Cây cối có trường năng lượng cân bằng hơn con người, có khả năng hút năng lượng xấu và tạo ra năng lượng tốt. Khi trường năng lượng cơ thể bạn giao hòa với trường năng lượng cây thì sẽ giúp bạn đẩy năng lượng xấu ra khỏi cơ thể đồng thời ban tặng cho bạn nguồn năng lượng tốt lành. Do đó thiền xin năng lượng cây không chỉ giúp bạn điều hòa năng lượng bên trong cơ thể mà còn có thể chữa bệnh.
Hướng dẫn:
Ngồi tư thế thiến, đưa năng lượng từ luan xa 1 lên luan xa 7 để cho cơ thể và tâm thức của chúng ta đi vào trạng thái vô thức, giúp cho trường năng lượng của cơ thể hòa hợp với trường năng lượng của môi trường xung quanh.
Thiền vòng tròn
Mục đích:
Một bài thiền tập thể với nguồn năng lượng được cộng hưởng với nhau. Năng lượng của một người không thể bằng năng lượng của nhiều người cộng lại. Khi các học viên thực hành vài thiền vòng tròn thì nguồn năng lượng được cộng hưởng với nhau rất mạnh, năng lượng chạy theo vòng tròn giúp học viên cân băng năng lượng trong cơ thể thông qua sự liên kết năng lượng giữa các học viên.
Hướng dẫn:
Học viên ngồi vòng tròn, ngồi một hay nhiều vòng tròn tùy vào số lượng học viên. Ưu tiên học viên lớn tuổi và mắc bệnh lý ngồi tại trung tâm vòng tròn hoặc vòng tròn trong cùng để cảm nhận được nhiều năng lượng của nhiều người. Tư thể ngồi và thực hành bài thiền vòng tròn như bước thiền định.
Lời Kết
Các bạn học viên thân mến, trên đây là toàn bộ hệ thống lý thuyết cơ bản của Thiền Trà, các bạn vui lòng đọc kỹ để nắm vững lý thuyết, giúp các bạn hành thiền được đúng phương pháp của Thiền Trà.
Mọi thắc mắc cần giải đáp, các bạn đừng ngại chia sẽ với đội ngũ trợ giảng của Thiền Trà.
Chúc các bạn chăm chỉ và tinh tấn trong thiền định !